Tình trạng trần nhà bị thấm nước không còn quá xa lạ gì với các công trình thi công nhà ở. Đây chính là dấu hiệu cho thấy ngôi nhà của bạn đang có dấu hiệu xuống cấp và cần được sửa chữa kịp thời. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Chống thấm Hưng Phát để hiểu hơn về nguyên nhân gây ra tinh trạng trần nhà bị thấm nước cũng như cách khắc phục tình trạng trên bạn nhé!
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tinh trạng trần nhà bị thấm nước?
Do sàn mái bị rạn nứt
Trần nhà bị thấm là dấu hiệu cho thấy sàn mái bê tông của công trình đó đang bị rạn nứt. Nhiệt độ quanh năm luôn thay đổi một cách thường xuyên, những tác động bất thường ấy của thời tiết khiến cho sàn mái có những vết nứt. Khi những ngày mưa kéo dài, nước sẽ len lỏi vào các kẽ của khe nứt ấy và thẩm thấu qua trần nhà. Những vết nước thấm qua lâu ngày không bị phát hiện và xử lý sẽ tích tụ và tạo ra những vệt ố.
Vệt ố do nước thấm tích tụ lâu ngày
Do thấm từ sàn nhà phía trên
Thường xảy ra với những ngôi nhà cao tầng. Nước sẽ thấm qua từ sàn nhà của tầng ở phía trên. Nó không được dọn dẹp và sửa chữa ngay, khiến cho lượng nước dần tích tụ, thẩm thấu vào trần của nhà bên dưới. Một số trường hợp thường gặp là sàn nhà vệ sinh bị thấm nước nhưng không được lau chùi hoặc mưa từ ban công, sân thượng không được quét dọn khiến nước thấm qua.
Do lỗi thi công
Lỗi này đến từ những thợ thi công công trình của bạn. Thường là ngay từ đầu thợ xây đã tính toán sai các bước kỹ thuật hoặc sử dụng các vật tư chống thấm kém chất lượng, không được bảo hành lâu dài. Hậu quả gây ra là sau một thời gian dài sử dụng, công trình của bạn xuống cấp và khiến cho trần nhà dễ bị thấm qua.
Cách xử lý trần nhà bị thấm nước hiệu quả nhất
Những chỗ nước thấm qua có thể để lại những vệt ố vàng gây mất thẩm mỹ cho công trình của bạn. Để loại bỉ chúng và trả lại vẻ đẹp vốn có cho công trình của bạn, Chống thấm Hưng Phát sẽ gợi ý cho bạn cách làm hiệu quả nhất nhé.
Công cụ cần chuẩn bị
- Máy mài bê tông, bàn chải sắt, giấy nhám
- Chổi, bay
- Vôi, vữa và dung dịch chống thấm
Dùng sơn chống thấm hoặc các vật liệu khác lên bề mặt khi đã trát lại vữa
Quy trình xử lý trần nhà bị thấm nước
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt của trần nhà, đặc biệt là những vị trí bị thấm nước. Bạn có thể sử dụng máy mài bê tông, bàn chải sắt hoặc giấy nhám đều được, tùy theo điều kiện của bạn. Bạn chà mạnh vào trần nhà để loại bỏ tuyệt đối các vết ố, các vết rêu mốc cũng như các vết sơn cũ, lớp vữa đã bị phong hóa từ lâu.
- Sau khi chà sach trần nhà, bạn dùng chổi để quét sạch bụi bặm còn bám xung quanh. Như vậy, khi bạn trát lớp vữa mới sẽ đẹp hơn mà không bị nổi cộm cát. Đồng thời nó còn giups cho lớp vữa mới có thể liên kết chắc chắn hơn với bê mặt của tường một cách chắc chắn hơn. Tốt nhất là nên trát vữa lắp kỹ các kẽ hở và khe nứt.
- Bạn chờ trong khoảng 3 - 4 tiếng để lớp vữa khô lại. Khi ấy, bạn có thể trộn tí nước với vôi trắng để quét đều lên bề mặt của vữa. Cuối cùng là dùng sơn chống thấm hoặc các dung dịch chống thấm khác phủ lên bề mặt của trần nhà mới. Như vậy là đã hoàn thành rồi đó.
Xem thêm:
- Trần nhà bị nứt nguyên nhân và cách khắc phục
- Cách xử lý nứt bê tông hiệu quả
Trên đây là những nguyên nhân khiến cho trần nhà của bạn bị thấm nước và biện pháp khắc phục tình trạng này. Mong rằng với những thông tin mà Chống thấm Hưng Phát vừa cung cấp sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng đang gặp phải. Chúc bạn thành công chống thấm cho ngôi nhà của mình.
Để lại bình luận