Nứt bê tông là một hiện tượng khá phổ biến ở các công trình sau một khoảng thời gian dài sử dụng. Vậy liệu bạn đã biết cách để xử lý nứt bê tông hiệu quả hay chưa?
Sau đây, Chống thấm Hưng Phát sẽ chia sẻ một số biện pháp xử lý các vết nứt bê tông nhằm đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình sử dụng.
Lựa chọn phương pháp xử lý vết nứt bê tông thích hợp
Đầu tiên bạn cần đánh giá vết nứt dựa vào nguyên nhân gây ra để xác định vết nứt thuộc loại nào. Ví dụ, vết nứt xuất hiện do hiện tượng co ngót bê tông thì có khả năng cao sau một thời gian thì vết nứt sẽ ổn định và không co ngót nữa. Còn nếu vết nứt được tạo ra do các vấn đề về móng thì việc xử lý vết nứt ngay tại vị trí nứt sẽ không được hiệu quả lâu dài. Đối với trường hợp này thì bạn cần xử lý ở phần móng.
Các phương pháp xử lý vết nứt bê tông
Tiêm Epoxy
Biện pháp tiêm Epoxy được chuyên dùng để xử lý các vết nứt nhỏ, có độ sâu tầm 0.05mm. Phương pháp này bao gồm các bước sau: khoan các đầu dẫn dọc theo vết nứt, trám bề mặt các vết nứt và cuối cùng là tiêm Epoxy .
Tiêm Epoxy đã được sử dụng nhiều nhất trong việc sửa chữa các vết nứt ở các tòa nhà, cầu, đập, và các loại bê tông khác. Tuy nhiên, nếu các vết nứt cũ không được xử lý triệt để, thì các vết nứt mới có thể xuất hiện gần những vết nứt ban đầu đã được xử lý.
Phương pháp tiêm Epoxy đòi hỏi người thao tác có tay nghề kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, ứng dụng của kỹ thuật này bị hạn chế bởi nhiệt độ môi trường xung quanh.
Khâu vết nứt bê tông
Phương pháp này bao gồm các công đoạn sau: khoan lỗ ở cả hai bên vết nứt, làm sạch các lỗ, gắn các chốt kim loại chữ U có chân ngắn và kéo dài theo vết nứt như hình bên dưới. Phương pháp khâu có thể được sử dụng với yêu cầu cơ bản là: độ bền kéo của kết cấu phải được phục hồi ở các vết nứt có vị trí chịu lực chính.
Gia cường thông thường
Đối với các dầm cầu bê tông cốt thép bị nứt thì có thể sửa chữa thành công bằng cách chèn các thanh cốt thép và đặt chúng vào vị trí thích hợp bằng cách tiêm Epoxy.
Kỹ thuật này bao gồm các khâu: trám bít vết nứt và khoan lỗ vuông góc với mặt phẳng nứt. Sau đó đặt các thanh tăng cường vào lỗ khoan và lấp đầy vết nứt bằng cách tiêm Epoxy. Các thanh tăng cường phải được đặt phù hợp với yêu cầu sửa chữa.
Phương pháp làm đầy trọng lực
Đối với các vật liệu gốc nhựa có độ nhớt thấp có thể được dùng để bịt kín các vết nứt có bề mặt sâu từ 0.03 đến 2 mm bằng cách làm đầy trọng lực.
Đầu tiên, bạn cần sạch bề mặt bằng cách thổi khí hoặc phun nước. Bề mặt ướt cần được để khô vài ngày để có được hiệu quả làm đầy vết nứt tốt nhất. Việc sấy sau khi phun nước có thể có hiệu quả làm sạch tốt để chuẩn bị cho việc xử lý các vết nứt. Hiệu quả của việc lấp đầy vết nứt có thể được tính thông qua độ sâu mà vật liệu bịt kín thâm nhập vào kết cấu.
Việc cắt hoặc kéo có thể được thực hiện theo hướng song song với vết nứt đã được sửa chữa trong trường hợp không có cốt thép trong khu vực hư hỏng.
Trên đây là Cách xử lý nứt bê tông hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ các bước sử dụng của loại vật liệu này trong các công trình.
Để lại bình luận