Vải địa kỹ thuật và những lưu ý khi thi công vải đại kỹ thuật
Thông tin về vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật được chế tạo từ các sợi tơ hóa học chủ yếu là sợi PE và sợi PP. Đây là loại vật tư kỹ thuật được sử dụng ở các công trình giao thông đường bộ, đường sắt.. trong việc xử lý nền đất yếu.
Quá trình thi công vải địa kỹ thuật tại công trường có ảnh hưởng tương đối ớn đến kết quả thi công xử lý nền móng của các dự án xây dựng và gioa thông. Ngoài việc cần chú ý đảm bảo bề mặt trải đúng theo yêu cầu thi công tác trải vải địa là công đoạn khá quan trọng để đảm bảo chất lượng thi công của toàn bộ công trình.
Đội ngũ kỹ thuật của công ty Phú Sơn với nhiều năm kinh nghiệ hoạt động trong lĩnh vực vật tư các công trình giao thông xin giới thiệu đến các khách hàng cũng như các bạn đọc quan tâm như một số lưu ý trong quá trình thi công trải vải địa kỹ thuật tại công trường.
Vai trò quan trọng của vải địa kỹ thuật đối với thi công giao thông;:
Mặc dù hiện nay tại thị trường Việt nam có sản phẩm lưới địa Tensar song về cơ bản những công trình ớn có sử dụng ngân sách của Nhà nước thì vải địa kỹ thuật vẫn là loại vật tư được sử dụng nhiều nhất.
Vải địa kỹ thuật không dệt art một sản phẩm có vai trò quan trong trong thi công giao thông
Rất nhiều công trình giao thong tại Việt Nam gặp phải địa hình có nền đất yếu khi xây dựng. nếu không được xử lý kịp thời và đúng phương pháp thì khi đi vào sử dụng một thời gian ngắn sẽ gặp phải hiện tượng lún, nứt hoặc nhiều hư hỏng khác.
Vai trò của sản phẩm vải địa kỹ thuật là giúp ngăn tách các lớp vật liệu đào đắp tạo nền móng với nền đất yếu. Vải địa ngăn không cho thành phần đất yếu lẫn vào rong lớp đất đào đắp và cũng ngăn không cho lớp đất này thoát ra bên ngoài. Do đó hiện tượng, sụt, lún, nứt, sạt trượt..sẽ được hạn chế đáng kể.
Tùy vào công nghệ sản xuất mà hiện nay vải dịa có 2 loại là vải địa dệt và vải địa không dệt. trong đó sản phẩm vải địa không dệt là sản phẩm cao cấp và có giá thành cao hơn so với sản phẩm dệt. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể lựa chọn loại vải địa phù hợp với yêu cầu thiết kế của công trình.
Công ty Hưng Phát hiện đang phân phối các loại vải địa kỹ thuật dệt, vải địa kỹ thauatj không dệt đảm bảo chất lượng với giá cả cạnh tranh nhất. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng vui lòng liên hệ với công ty Hưng Phát qua hotline: 0915467989 / 0964341515 để có giá cạnh tranh nhất và được vận chuyển tới tận chân công trình.
Những lưu ý quan trọng trong quá trình thi công trải vải địa kỹ thuật:
Như trên chúng toi đã trình bày việc chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công trải vải địa cần được thực hiện nghiêm túc và được nghiệm thu bởi đơn vị tư vấn giám sát. Sau khi chuẩn bị xong mặt bằng mới tiến hành thi công trải vải địa ra toàn bộ công trường với những yêu cầu như sau:
- Công việc thi công trải vải địa ở lớp đầu tiên cần được thực hiện trên toàn bộ công trường. Việc trải vải địa nên được thực hiện cho toàn bộ diện tích cần thi công trước khi đổ lớp đất đào đắp đầu tiên xuống. Tránh tình trạng vừa trải vải vừa thi công đổ đất đào đắp lên .
- Trường hợp sử dụng vải địa vào mục đích ngăn cách các lớp vật liệu với enenf đất yếu thì cần trải vải theo hướng di chuyển cính của theiets bị thi công. Cần trải cuộn vải đại theo hướng thẳng góc với tim đường.
Trong quá trình trải vải cần tránh để có nếp gấp, bị dồn, bị lệch. Nếu có những biểu hiện như vậy cần phải xử lý ngay. Để quá trình trải vải đảm bảo kỹ thuật thì có thể sử dụng đinh ghim bằng gỗ hoặc kim loại, bao cát nhỏ dể định vị các vị trí quan trọng giúp cho việc trải vải được phẳng và không bị xô lệch.
- Nếu không còn quy định nào khác trong theiets kế thì việc đổ lớp đất đầu tiên lên trên bề mặt vải địa kỹ thuật đã được trải không vượt quá 7 ngày. Trong thời gian thi công trải vải dịa thì không cho các thiết bị thi công chạy trực tiếp lên trên bề mặt vải địa.
Trải vải địa kỹ thuật là công tác quan trọng để tăng cường hiệu quả sử dụng
Các cuộn vải có kích thước giới hạn trong khi công trường thi công thường có diện tích rất lớn. Do vậy để có thể thi công cho những dự án xây dựng giao thông lớn việc nối các tấm vải địa lại với nhau là điều cần thiết phải thực hiện. Tùy theo điều kiện thực tế tại từng công trường cụ thể mà các tấm vải địa địa kỹ thuật có thể được nối may hoặc nối chồng mí:
- Nối chồng mí: các chỉ tiêu như chiều rộng của phần chồng mí từ mép vải, phần nối giữa các đầu cuộn vải sẽ được căn cứ vào thực tế nền đất tại công trường để thực hiện.
- Đối với phương pháp nối amy:
+ Chỉ để may phải sử dụng loại chỉ làm từ sợi hóa học như sợi PP, sợi PE..dảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật của thiết kế.
_ + Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50 % cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595).
+ Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5 mm.
+ Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7 mm đến 10 mm.
Trong trường hợp thi công vải địa có nhiệm vụ làm lớp phân cách và có cắm bấc thấm thì cần phải tiến hành may nối. Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) không nhỏ hơn 70% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM 4595).
Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải và không nhỏ hơn 70 % đối với chiều cuộn vải, thử nghiệm theo ASTM D 4595..
Như vậy trên đây Hưng Phát giới thiệu các bạn về những lưu ý khi thi công trải vải địa tại công trường. Hy vọng với những chỉ sẻ của chúng tôi sẽ giúp công tác thi công vải địa kỹ thuật tai công trường được thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ. Mọi ý kiến đóng góp và thắc mặc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.
Công ty Cổ phần XD & TM XNK Hưng Phát
Địa chỉ: 32 Nguyễn Lân Thanh Xuân Hà Nội
Điện thoại: 02439975158
Di động: 0915 46 7989 / 096 434 1515
Email: hungphatjsc68@gmail.com
Để lại bình luận