Hầu hết các công trình sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng bị thấm tại chân tường. Hiện tượng này gây mất thẩm mỹ cho không gian sống cũng như tiềm ẩn không ít rủi ro. Vậy đâu là những phương pháp chống thấm chân tường hiệu quả nhất?
Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Chống thấm Hưng Phát để tìm hiểu ngay nhé!
3 phương pháp chống thấm chân tường nhà hiệu quả
Các nguyên nhân gây thấm chân tường
Trước khi đi đến những giải pháp chống thấm chân tường thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì nhé!
Do vật liệu xây dựng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vữa xi măng và hố dầu có khả năng hấp thụ nước rất lớn. Vì vậy sau một thời gian sử dụng, những vật liệu này sẽ hút một phần nước lên tường theo mạch lan, phần nước còn lại sẽ đọng và ngấm vào chân tường.
Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng thấm, nhất là ở những vùng ẩm ướt như sông, hồ, khu vực bếp hay nhà tắm.
Không có biện pháp chống thấm ngay từ đầu
Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng nhà bị thấm là do ngay từ đầu công trình xây dựng đã bỏ qua công tác chống thấm.
Nói chung, cho dù là vì nguyên nhân nào đi chăng nữa thì việc tường bị thấm gây ra nhiều rủi ro về an toàn cũng như tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
Ba phương pháp chống thấm chân tường nhà hiệu quả
Dưới đây, chúng tôi sẽ tìm hiểu một số phương pháp chống thấm chân tường được sử dụng phổ biến hiện nay.
1. Sử dụng dung dịch chống thấm Water Seal DPC
Water Seal DPC là hóa chất chống thấm tinh thể thẩm thấu. Dung dịch này có tác dụng bịt kín các lỗ rỗng trong quá trình thi công vữa xi măng hình thành. Các chất hóa học sẽ thẩm thấu vào bê tông, vữa, gạch sau đó thành phản ứng silicon nhằm tạo ra lớp gel bịt kín. Từ đó, hình thành lớp cách ẩm, ngăn nước và hơi ẩm tại các mao mạch trong tường.
2. Sử dụng bột trét chống thấm ngược chân tường
Đây là vật liệu dùng để trộn với nước và quét lên tường, giúp ngăn không cho nước thấm qua. Sản phẩm này thường được dùng cho bề mặt hồ vữa,a bê tông hay cho tường, ron gạch.
Khi trét vật liệu này lên thì bề mặt sẽ nhẵn mịn hơn. Nếu dùng thêm sơn lót thì sẽ tăng thêm khả năng bám dính. Đặc biệt, loại bột này có khả năng ngăn chặn nước xâm nhập, chống lại ảnh hưởng của thời tiết và môi trường.
3. Sử dụng keo chống thấm chân tường nhà Pu Foam
Keo chống thấm chân tường nhà Pu Foam hay còn được gọi là keo trương nở. Đây là loại vật liệu được hình thành từ các chất khác nhau như polyol, isocyanate, chất tạo bọt, chất xúc tác,... Các nguyên liệu trên được phối trộn bằng máy phun áp cao chuyên dụng tạo thành bọt xốp siêu nhẹ, không mùi. Tùy theo biến tính của từng laoij sản phẩm mà tạo được các màu sắc trắng ngà, xanh, đỏ.
Trên đây là 3 phương pháp chống thấm chân tường nhà hiệu quả. Hy vọng bài viết trên bạn có thể khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Để lại bình luận