Nước mưa có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho ngôi nhà của bạn nếu sàn mái không được bảo vệ đúng cách. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc chống thấm sàn mái là một bước đầu tiên để bảo vệ ngôi nhà khỏi các vấn đề tiềm ẩn. Trong bài viết này, Chống thấm Hưng Phát sẽ chia sẻ đến bạn 3 Cách chống sàn mái đơn giản nhưng cực kì hiệu quả.
Cách 1: Chống Thấm Sàn Mái Bê Tông Bằng Nhựa Đường
Nhựa đường là một vật liệu có khả năng thẩm thấu và kết dính tuyệt vời, chúng tạo thành một lớp màng ngăn nước hoàn toàn và có tuổi thọ lên đến hàng chục năm. Đây là lựa chọn hàng đầu cho việc chống thấm sàn mái bê tông.
1. Chuẩn bị bề mặt:
- Làm sạch bề mặt cần chống thấm, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất và dầu trên bề mặt.
- Đục và mài phẳng các vị trí gồ ghề, loại bỏ vữa non hoặc các vết yếu.
- Trám và bịt kín các vết nứt, khe hở bằng nhựa đường.
2. Thi công:
- Quét một lớp lót Asphalt primer (ASTM 41) lên bề mặt sàn đã được làm sạch.
- Đun sôi nhựa đường và pha thêm dầu DO để tăng cường khả năng thẩm thấu vào bề mặt bê tông, làm tăng hiệu quả chống thấm.
- Sử dụng con lăn để quét nhựa đường lên toàn bộ bề mặt sàn mái.
LƯU Ý: Thi công vào trưa nắng để đạt được hiệu quả cao nhất, đồng thời dùng bạt để che phủ bề mặt sàn để tránh mưa nếu như chưa kịp quét dầu hắc.
Cách 2: Chống Thấm Sàn Mái Bằng Màng Bitum Khò Nóng
Màng bitum khò nóng luôn là vật liệu hàng đầu cho việc chống thấm sàn mái bê tông và nhiều dự án xây dựng khác. Nhờ những tính năng như độ đàn hồi cao, chịu được xé rách, đâm thủng và kéo căng tốt. Và nó có thể thích ứng với mọi điều kiện thời tiết, bao gồm cả nhiệt độ lạnh.
1. Chuẩn bị bề mặt:
- Làm sạch bề mặt sàn, gỡ bỏ cát, bụi bặm, dầu mỡ và các tạp chất. Đục và mài bằng các lớp vảy bê tông.
- Trám và làm phẳng các phần lõm, nứt để đảm bảo bề mặt bê tông phẳng.
2. Thi công:
- Đầu tiên, chúng ta sẽ quét một lớp mỏng sơn lót bitum lên bề mặt sàn mái để tăng khả năng bám dính cho tấm trải trước khi dán.
- Dùng đèn khò gas, khò phần dưới của màng bitum cho đến khi thấy bề mặt bitum chảy mềm, đảm bảo khả năng bám dính tốt nhất. Sau đó, dán màng xuống bề mặt và sử dụng con lăn để miết chặt màng lên.
- Cuối cùng, cán vữa bảo vệ lên lớp màng bitum chống thấm để bảo vệ màng.
LƯU Ý: Nếu như màng bitum bị thủng hoặc rách, cần dán đè tấm khác lên để ngăn chặn khả năng thấm nước, với biên độ chồng mí là 50mm.
Cách 3: Chống Thấm Sàn Mái Bằng Hóa Chất
Để đảm bảo hiệu quả và đáng tin cậy, phương pháp sử dụng hóa chất Water Seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107 đã được nhiều người tin dùng và công nhận là một trong những giải pháp thi công hiệu quả.
1. Chuẩn bị bề mặt:
Sân thượng phải được chuẩn bị cẩn thận, đảm bảo bề mặt sạch sẽ và loại bỏ hoàn toàn các tạp chất như bụi bẩn, vữa thừa và các tạp chất khác. Điều này đảm bảo các bước chống thấm sau đạt hiệu quả tối đa.
2. Thi công bằng Sika Topseal 107:
- Bắt đầu bằng việc tạo một lớp vữa mỏng để quét lên bề mặt sàn bê tông, nhằm lấp kín các vết rạn nứt trên sân thượng. Trong trường hợp các vết nứt lớn, cần đục thành hình chữ V và sử dụng vữa rót tự chảy Sika Grout để lấp đầy.
- Tiếp theo, sử dụng vữa chống thấm Sika Topseal 107 để thi công. Thực hiện quét 2 lớp, mỗi lớp cách nhau khoảng 2 giờ. Điều này đảm bảo việc tạo ra một lớp màng chống thấm chắc chắn và bền vững trên sân thượng.
3. Thi công bằng Water Seal DPC:
- Sau khoảng 3 – 4 tiếng, lớp vữa chống thấm đã khô, thì phun dung dịch chống thấm Water Seal lên toàn bộ bề mặt sàn bê tông và chân tường gạch của sân thượng.
- Để đạt được hiệu quả tốt nhất, thì nên phun 2 lớp. Mỗi lớp cách nhau khoảng 4 – 5 phút, đảm bảo phun đều và mặt sàn phải ướt. Đặc biệt, cần phun chân tường lên cao khoảng 15 – 20cm.
LƯU Ý: Để đạt được kết quả tối ưu, hãy để cho bề mặt khô tự nhiên trước khi tiến hành ngâm nước bảo dưỡng trong vòng 24h. Sau thời gian này, có thể tiến hành nghiệm thu công trình.
Trên đây, là 3 cách chống thấm sàn mái hiệu quả. Hãy áp dụng những cách chống thấm này để bảo vệ ngôi nhà của bạn được bền đẹp nhất.
Để lại bình luận