Chống thấm bằng Sika đang là phương pháp được sử dụng nhiều trong các công trình vì mang lại hiệu quả chống thấm cao. Vậy Sika là gì và gồm có những loại nào? Những ưu nhược điểm khi sử dụng Sika để chống thấm là gì?
Hãy cùng theo dõi bài viết sau của Chống thấm Hưng Phát để cùng tìm hiểu nhé!
Sika chống thấm là gì?
Sika chống thấm là một hợp chất ở dạng lỏng có công dụng chống thấm sàn, mát, bể nước ngầm, hồ bơi,… và các công trình khác một cách hiệu quả. Sika chống thấm được phân thành những loại sau: Sikatop Seal 107, Sikaproof Membrane, Sika Waterproofing Mortar, Sikatop Seal 105VN, Sikalastic 450, Sika Latex, Sika Multiseal, Sika Lite,...
Sika chống thấm thường được dùng cho những hạng mục, công trình nào?
Đối với vật liệu chống thấm sika, người ta thường sử dụng cho các hạng mục:
- Chống thấm khu vực nhà vệ sinh hoặc những nơi hay phải tiếp xúc với nguồn nước.
- Chống thấm trần nhà, hố thang máy
- Chóng thấm ngược bể chứa nước, tầng hầm, bể phốt.
- Biện pháp giúp chống thấm cho tường không trát được mặt ngoài.
- Dùng làm lớp lót cho hầu hết các công trình, hạng mục thi công.
Cũng như các giải pháp chống thấm khác, trước khi quyết định chúng ta phải xem xét về các ưu nhược điểm của phương pháp chống thấm bằng Sika.
Sika được sử dụng cho nhiều hạng mục
Ưu điểm khi thi công chống thấm bằng Sika
- Sika có khả năng thẩm thấu vô cùng tốt. Có thể tạo nên kết cấu bền chắc với vật liệu cần xử lý.
- Lớp màng chống thấm nước cực kỳ hiệu quả có tuổi thọ hàng chục năm.
- Quá trình thi công tương đối dễ dàng, kể cả trên những bề mặt không bằng phẳng hay góc cạnh.
- Không đòi hỏi người thi công có chuyên nghiệp hay có tay nghề.
- Không kén chọn khi thi công trên những bề mặt cần chống thấm triệt để.
Nhược điểm khi thi công chống thấm bằng Sika
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên thì công tác thi công chống thấm bằng Sika cũng có những hạn chế. Đầu tiên, quá trình thi công chống thấm bằng Sika mất khá nhiều thời gian vì phải chồng nhiều lớp. Khi chồng thêm lớp mới thì phải chờ tùng lớp khô hẳn. Trung bình, thời gian chờ đợi từng lớp khô là 1h.
Ngoài ra, một số loại vật liệu Sika có khả năng đàn hồi kém. Chúng dễ bị vỡ nứt khi thi công trong thời tiết quá nắng gắt.
Trên đây là khái niệm về Sika và những ưu nhược điểm khi sử dụng sika chống thấm. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đã có thêm những hiểu biết về vật liệu chống thấm này.
Để lại bình luận