Tầng hầm là một phần quan trọng của một tòa nhà. Tuy nhiên, nó cũng là nơi có nguy cơ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các yếu tố tự nhiên như mưa, ngập lụt, độ ẩm và đặc biệt là thấm nước. Vì vậy, việc chống thấm cho tầng hầm là điều cần thiết để đảm bảo sự an toàn và bền vững cho tòa nhà.
Tuy nhiên, khi thực hiện công tác chống thấm tầng hầm, chi phí thường rất đắt đỏ. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp chống thấm tầng hiệu quả và tiết kiệm chi phí là rất cần thiết. Dưới đây Chống thấm Hưng Phát, sẽ chia sẻ cho bạn một số phương pháp chống thấm tầng tầm hầm mà bạn có thể áp dụng để giảm thiểu chi phí phát sinh.
Tại sao phải chống thấm tầng hầm?
Tầng hầm là một phần quan trọng của một tòa nhà, vì nó thường được sử dụng để đặt các hệ thống kỹ thuật, bể chứa nước, hầm để xe, phòng gym hoặc các không gian sống khác.
Tuy nhiên, tầng hầm là nơi thường xuyên tiếp xúc với độ ẩm, nước mưa, môi trường đất ẩm và hệ thống nước ngầm. Nếu không được chống thấm đúng cách, tầng hầm có thể bị thấm nước, gây ra hư hỏng, ẩm mốc nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Hơn nữa, nếu không được chống thấm đúng cách, nước có thể thấm vào các tầng trên, gây ra hư hỏng và giảm tuổi thọ của tòa nhà.
Vì vậy, chống thấm tầng hầm là rất cần thiết để đảm bảo sự an toàn và bền vững của tòa nhà. Nó giúp bảo vệ tầng hầm khỏi các vấn đề về độ ẩm, nước mưa, chảy ngược, nước ngầm, và đảm bảo sự an toàn bộ tòa nhà. Ngoài ra, việc chống thấm tầng hầm còn giúp giảm thiểu chi phí và sửa chữa trong tương lai.
1. Chống thấm tầng hầm đã có bề mặt thi công trước đó
Phương pháp này áp dụng cho những tầng hầm đã được thi công xong và chuẩn bị sẵn sàng. Thực hiện các bước sau:
- Loại bỏ hết các tạp chất trên bề mặt của tầng hầm
- Thực hiện làm bằng phẳng bề mặt tầng hầm. Bằng cách loại bỏ các vết lồi, lõm.
- Đảm bảo bề mặt chống thấm được làm sạch, bằng phẳng.
- Nếu có những vết nứt trên bề mặt. Sửa chữa bằng bằng cách trám bằng vữa sửa chữa và có phụ gia.
2. Phương pháp chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
Phương pháp thứ 2 thực hiện bằng màng khò nóng. Thực hiện các bước sau:
Bước 1: Quét lớp tạo dính
Thực hiện quá trình tạo lớp dính bằng cách thi công bề mặt tầng hầm bằng lu sơn. Lớp tạo dính này sẽ giúp tăng độ bám dính của màng chống thấm lên bề mặt tầng hầm. Việc thi công cần phải đảm bảo kín bề mặt và đợi cho lớp tạo dính khô hoàn toàn trước khi tiến hành dán màng chống thấm.
Bước 2: Chọn lựa màng chống thấm bitum
- Kiểm tra toàn bộ bề mặt tầng hầm để đảm bảo không có vết dán hoặc vết khò nào trên bề mặt.
- Đặt các cuộn màng chống thấm vào vị trí cần chống thấm trên tầng hầm.
- Sử dụng đèn khò nóng để dán lên bề mặt màng chống thấm.
- Cuốn ngược màng chống thấm để tránh thay đổi vị trí và hướng chống thấm.
Bước 3: Tạo độ bám dính và ép phẳng màng chống thấm
- Tiến hành tạo độ bám dính bằng cách làm chảy lớp tạo dính đã quét trên bề mặt tầng hầm bằng đèn khò gas.
- Dùng ngọn lửa và lướt qua để lớp màng chống thấm dính vào bề mặt tạo lớp dính.
- Ép và miết phần màng chống thấm xuống bề mặt tầng hầm thật chặt. Để đảo bảo thực hiện đầy đủ các bước trên sẽ giúp tăng độ bền và khả năng chống thấm cho công trình tầng hầm.
3. Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính
Phương pháp thứ 3 thực hiện bằng màng tự dính. Thực hiện các bước sau:
- Trải dài màng chống thấm, bóc lớp nilon trên bề mặt. Sau đó, dùng màng đã bóc dán lên toàn bộ bề mặt của tầng hầm.
- Biên độ chống mí giữa các lần dao động từ 70 -100mm
- Trải thêm một lớp bê tông dày từ 3 - 4cm lên bề mặt chống thấm sau khi khi đã dán xong. Nhằm bảo vệ bề mặt chống thấm tốt hơn, kéo dài độ bền, tuổi thọ của công trình.
4. Chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm
Bước 1: Thực hiện bo góc tầng hầm và bão hòa nước
- Mục đích: Nhằm tránh bê tông bị háo nước. Làm cho vật liệu chống thấm không ngấm được sâu vào bề bề mặt tầng hầm.
- Tiến hành bo góc chân tầng hầm bằng: Sika latex/ Sika latex TH + Xi măng cát vàng.
- Quét lớp chống thấm dưới lưới thủy tinh và bo góc bề mặt từ 10 - 15cm.
Bước 2: Chọn vật liệu chống thấm
- Tùy vào nhu cầu sử dụng mà chọn các vật liệu chống thấm khác nhau sao cho phù hợp. Hiện này sơn chống thấm được sử dụng phổ biến nhất.
- Đảm bảo các lớp chống thấm vuông góc và quét theo chiều từ trên xuống dưới.
- Trung bình độ dày lớp chống thấm là 1mm/lớp. Lớp kéo dài từ 1 - 2kg. Tùy theo lượng sử dụng từng tầng hầm mà lớp chống thấm dao động từ 2 - 6kg.
5. Phương pháp chống thấm tầng hầm bằng hóa chất chống thấm
- Bề mặt chống thấm cần được làm ẩm trước khi thi công
- Tiến hành quét hóa chất lên bề mặt đã được xử lý sơ qua.
- Mỗi lớp hóa chất quét cách nhau từ 2 - 4 tiếng. Khi quét lớp thứ 2 cần phải vuông góc với lớp thứ nhất.
6. Chống thấm tầng hầm bằng cách chống thấm ngược
Phương pháp chống thấm ngược được áp dụng khi:
- Khe tiếp giáp giữa hai nhà không được xử lý chống thấm.
- Các bể chứa nước ngầm có dấu hiệu thấm qua thành bể rồi thấm xuống tầm hầm.
- Chống thấm tầng hầm và hố thang máy.
Các cách thực hiện:
- Sử dụng dụng cụ để xử lý và làm sạch bề mặt.
- Trước khi thi công tiến hành tạo độ ẩm cho bề mặt .
- Hãy dùng các vật liệu như: màng khò nóng, vật liệu chống thấm dạng quét/phun,...
- Sau khi làm xong hãy kiểm tra khả năng chống thấm và nghiệm thu công trình trước khi bàn giao.
Với các phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả và tiết kiệm chi phí như trên. Bạn có thể đảm bảo tầng hầm của mình được bảo vệ tốt và đáp ứng được yêu cầu về an toàn và bền vững của tòa nhà. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn nên tìm hiểu kỹ về các phương pháp, vật liệu, công nghệ và đơn vị chuyên nghiệp để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho tầng hầm của mình.
Để lại bình luận