Sân thượng là nơi thường xuất hiện tình trạng thấm dột do thường xuyên phải tiếp xúc với khí hậu thời tiết thất thường. Quá trình chống thấm sân thượng vô cùng quan trọng. Đặc biệt với những công trình không được thi công và chống thấm cẩn thận ngay từ đầu thì dễ xuất hiện hiện tượng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình khác.
Trong bài viết sau, Chống thấm Hưng Phát sẽ tổng hợp Những phương pháp chống thấm sân thượng cho mọi gia đình!
Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sân thượng bị thấm dột
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm dột ở sân thượng. Trong đó, các lý do phổ biến nhất gồm:
- Sân thượng không được thi công chống thấm ban đầu.
- Sân thượng lộ thiên, tiếp xúc trực tiếp lâu ngày với nhiều nguồn nước: (nước hệ thống ống dẫn, nước mưa). Ban đầu, nguồn nước ứ đọng trên sân thượng có thể không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng gì. Tuy nhiên, nếu nước bị đọng lâu ngày thì sẽ làm cho mặt sân thượng bị bong tróc. Dần dần, nước sẽ thấm qua xi măng, nền sân thượng thấm xuống nhà dưới gây ra hiện tượng thấm dột.
- Sân thượng thiết kế không đúng kỹ thuật. Các lỗi kỹ thuật thường gặp là: không lắp đặt hệ thống thoát nước, sân thượng không có độ dốc đạt chuẩn để nước đọng chảy vào ống thoát nước.
- Ống thoát nước bị nghẹt do bùn đất, rác thải không được khai thông trong thời gian dài.
- Sân thượng bị xuống cấp: Nước sẽ thấm qua kẽ nứt gây ra hiện tượng thấm dột.
Các phương pháp chống thấm sân thượng cho mọi gia đình
Chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy
Sơn Epoxy là một trong những nguyên liệu phổ biến nhất được sử dụng để chống thấm sân thượng. Phương pháp này sở hữu những ưu điểm vượt trội như: chống tối đa tình trạng trơn trượt, đảm bảo độ bền màu, chống bụi, chống tình trạng mài mòn và có độ ma sát tốt,...
Chống thấm sân thượng bằng Epoxy
Chống thấm sân thượng bằng Sika Latex
Một trong những phương pháp chống thấm sân thượng hiệu quả hiện nay đang được sử dụng chính là sử dụng Sika Latex. Một số ưu điểm khi sử dụng Sika để chống thấm có thể kể đến như: tạo kết cấu kết dính tuyệt vời, hạn chế tình trạng co ngót, chống lại sự ăn mòn của hóa chất,... Tuy nhiên, việc chống thấm sân thượng bằng Sika đòi hỏi người thợ phải thi công tỉ mỉ, có kỹ thuật để đảm bảo độ bền và chất lượng công trình được đảm bảo tối đa.
Chống thấm sân thượng bằng màng dán Bitum
Màng dán Bitum hay còn được gọi là màng khò nóng được làm từ Polyme tổng hợp có dạng cuộn hoặc tấm. Vật liệu này có khả năng bám dính tốt nên được ứng dụng rất nhiều trong các công trình có diện tích lớn. Ưu điểm của nó là ma sát lớn và khả năng chịu nhiệt độ cao, chống va đập và chống mài mòn hiệu quả.
Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường
Nhựa đường là một loại chất lỏng hoặc chất bán rắn màu đen có độ nhớt cao. Nhựa đường được cấu tạo chủ yếu từ Bitum và dầu hắc chống thấm.
Ưu điểm của việc sử dụng nhựa đường để chống thấm sân thượng: khả năng bám dính tốt, bảo vệ bề mặt bên dưới khỏi tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời và tia tử ngoại, chịu áp lực của nước tốt, cho độ bền công trình dài lâu,...
Chống thấm bằng nhựa đường
Trên đây là Các phương pháp chống thấm sân thượng cho mọi gia đình. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm nhiều cách nâng cao tuổi thọ cho công trình sàn mái nói riêng và nhà ở nói chung!
Để lại bình luận