Hộp kỹ thuật là một bộ phận hết sức quan trọng của ngôi nhà. Do đó, việc chống thấm hộp kỹ thuật sẽ giúp tránh đi nhiều vấn đề rắc rối. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này nên chủ quan và thực hiện không đúng quy trình khiến hộp kỹ thuật bị thấm nước nghiêm trọng. Bài này này của Chống thấm Hưng Phát sẽ hướng dẫn bạn phương pháp chống thấm hộp kỹ thuật hiệu quả.
Hộp kỹ thuật là gì?
Hay con có tên họi khác là hộp gen hay hộ Gain. Nó là một khái niệm để nói về nơi để hệ thống ống nước trong gia đình. Thông thường nó được thiết kế nằm ở những nơi khuất trong nhà vệ sinh.
Hộp kỹ thuật là nơi chứa các đường ống nước quan trọng có thể kể đến như:
- Hệ thống cấp nước lên trên bồn chứa nước ở tầng mái
- Hệ thống ống cấp nước nóng từ tầng cao xuống các tầng thấp hơn
-Ống cấp nước lắp đặt từ khu vực bồn chứa nước trên mái đổ xuống khu vưc tầng dưới
- Ống thoát nước thải chảy từ bộ phận phiễu thu nước vào lavabo của phòng vệ sinh
- Ống thoát nước cho bồn cầu
- Ống thoát nước mưa
- Ống thoát hơi ở bể tự hoại
Tại sao cần chống thấm hộp kỹ thuật?
Tại sao cần chống thấm hộp kỹ thuật?
- Vị trí của hộp kỹ thuật là nơi dễ dàng bị thấm nước, đây la điều không thể tránh khỏi. Nếu bị thấm nước và ẩm mốc sẽ thật sự không tốt cho công trình của bạn.
- Nếu không may hộp kỹ thuật bị thấm nước, lúc này, bạn cần phải tháo dỡ hết các thiết bị trong nhà vệ sinh và phải đục nền để tiến hành sửa chữa. Nó gây tốn thời gian, tốn kém thậm chí là ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả gia đình bạn.
- Do đó, để đảm bảo cho hộp kỹ thuật hoạt động tốt thì việc chống thấm, chống ẩm là điều rất quan trọng.
Phương pháp chống thấm hộp kỹ thuật hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chống thấm hộp kỹ thuật khác nhau. Có thể kể đến như dùng màng tự dính, màng khò nóng, dùng sơn chống thấm, hóa chất chống thấm,... Quy trình chống thấm có thể thực hiện theo các bước sau:
Phương pháp chống thấm hộp kỹ thuật
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt bê tông
- Thực hiện việc tháo dỡ tòa bộ các thiết bị, vật dụng khác quanh khu vực thi công, đặc biệt nhất là bao quanh các cổ ống.
- Xử lý các khe nứt, các điểm lồi lõm hay loại bỏ đi những chỗ vữa, xi măng có liên kết yếu để tạo mặt phẳng cho việc thi công.
- Các đường ống hay hộp kỹ thuật cần được định vị. Sau khi lắp đặt hoàn tất, chắc chắn và được trám vữa hoặc bê tông.
- Tường bao cần tiến hành xây trát với các hộp kỹ thuật.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt chống thấm
- Sử dụng khoan, đục chuyên dụng để tiến hành xử lý chỗ bê tông thừa
- Đục rãnh bao quanh cổ ống xuyên sàn và hộp kỹ thuật
- Vệ sinh sạch sẽ vụn bê tông, bụi bẩn ở trên bề mặt
Bước 3: Sử dụng chất chống thấm
Như đã nói, hiện nay có nhiều phương pháp thi công chống thấm hộp kỹ thuật. Một phương pháp khá hiệu quả có thể thực hiện như sau:
- Dùng thanh trương nở quấn quanh ống xuyên sàn, cổ ống, khớp nối
- Dùng bay trét vữa không co ngót đổ đầy vị trí hổng cổ ống
- Tô phủ lớp vữa chống thấm lên bề mặt bê tông 2 lớp và mỗi lớp khoảng 2mm
- Tiến hành thi công lớp thứ hai ngay sau khi lớp thứ nhất khô lại. Chờ cho lớp vữa chống thấm vừa ráo thì phủ nhẹ nhàng một lớp vữa xi măng và cát. Gọi nó là lớp vữa bảo vệ, nó dày khoảng 10mm lên trên là xong.
Hiện có nhiều phương pháp thi công chống thấm hộp kỹ thuật khác nhau và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hãy chú ý về phương pháp thi công và thực hiện đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả cao và mang lại một công trình an toàn, đẹp đẽ.
Để lại bình luận