Sơn chống thấm gốc dầu cũng là một loại vật liệu chống thấm khá phổ biến trong các công trình. Vậy thi hôm nay, Chống thấm Hưng Phát sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần biết về sơn chống thấm gốc dầu. Cùng theo dõi ngay sau đây nhé.
Sơn chống thấm gốc dầu là gì?
Đây là một loại sơn lót có chứa thành phần chứa Pliotite, keo Acrylic Resin và các chất phụ gia đặc biệt khác. Loại sơn này có khả năng kháng kiềm, chống phân hóa cùng chống nấm mốc, ố vàng. Đặc biệt nhất chính là khả năng chống thấm ngược hiệu quả.
Sơn chống thấm này có gốc dung môi nên có tính thẩm thấu cao và có khả năng bám dính tốt cho tường nhà cũng như ngoài trời. Sử dụng nó tức là bạn đã ngăn chặn được hiện tượng thấm dột trên bề mặt thi công. Lớp sơn này sẽ bảo vệ cho ngôi nhà của bạn, tăng tuổi họ cho bề mặt tường, sàn, làm cho ngôi nhà luôn mới, đẹp.
Phân loại sơn chống thấm gốc dầu
- Chống dầu thấm gốc Bitum Polymer: Dạng lỏng dùng để quét tạo màng ngăn nước và chống thấm dạng màng khò
- Chống dầu thấm gốc PU - Polyurethane: Hợp chất chống thấm hai thành phần dạng lỏng gốc nhựa dung môi đa tính năng
- Chống dầu thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu: Loại này có độ bám dính tốt, có thể khắc phục nhược điểm bảo vệ từ bên trong
- Chống dầu thấm gốc xi măng: Gồm 2 loại chống thấm gốc xi măng một thành phần và chống thấm gốc xi măng hai thành phần
Ưu nhược điểm của sơn chống thấm gốc dầu
Ưu nhược điểm của sơn chống thấm gốc dầu
Ưu điểm:
- Màng sơn cứng, ít trầy xước nên dễ vệ sinh cũng như lâu chùi, khả năng chống bẩn tốt
- Khả năng bám dính cao với độ bền lâu, tính đàn hồi tốt
- Khả năng chống rong rêu, nấm mốc vô cùng hiệu quả
- Có thể thi công ở những vị trí khác nhau như chân tường, góc tường, chống ố vàng trần nhà
- Khả năng kháng nước cao
- Sử dụng để vẽ tranh 3D tạo thành các không gian độc lạ, đẹp mắt cho gia đình
Nhược điểm:
- Do có độ dầu bóng cao nên dễ bị chói lóa khi nhìn dưới ánh nắng mặt trời
- Được cấu tạo từ sơn Alkyd hoặc Epoxy nên có mùi khá khó ngửi so với sơn nước
- Độ bền thấp, sau một thời gian sử dụng có thể bị bong tróc, tách lớp.
Hướng dẫn thi công sơn chống thấm gốc dầu
Hướng dẫn thi công sơn chống thấm gốc dầu
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Chất lượng của công trình ra sao sẽ phụ thuộc ở bước này. Do đó, cần thi công và đảm bảo bề mặt sạch sẽ, độ ẩm không quá 16% khi đo bằng dụng cụ chuyên nghiệp từ 21 - 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
Bước 2: Thi công bột bả tường
Bạn cần khắc phục các vết nứt, chỗ bị hư hỏng bằng xi măng, bột trét tường cho bề mặt láng min.
Bước 3: Thi công sơn chống thấm gốc dầu
Khi lớp bả khô thì bạn cần tiến hành thi công lớp sơn chống thấm gốc dầu lên bề mặt. Bạn cần sơn mỏng lớp và đều tay, nên sơn nhiều lớp để đạt hiệu quả tối đa.
Lưu ý khi sử dụng:
- Nên sử dụng chống thấm ngoài trời hơn là nội thất vì nó chống thấm nước trên bề mặt thẳng đứng tốt hơn những loại khác
- Loại bỏ vết trám tốt hơn sơn nước, đồng thời do mùi khá khó chịu nên dung ngoài trời sẽ an toàn hơn
- Nên chọn sơn chống thấm gốc dầu cùng loại với sản phẩm sơn đang dùng để hạn chế bong tróc, tăng độ bền bỉ cho ngôi nhà.
Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về sơn chống thấm gốc dầu. Nếu bạn chưa rõ, hay còn băn khoăn, hãy liên hệ cho Chống thấm Hưng Phát để được hỗ trợ bạn nhé.
Để lại bình luận