Môi trường ẩm mốc trong ngôi nhà của bạn có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia đình. Trong bài viết này, Chống thấm Hưng Phát sẽ giới thiệu đến bạn những nguyên nhân gây ra tình trạng tường bị rêu mốc và cung cấp đến bạn một số cách xử lý hiệu quả ngay tại nhà.
Nguyên nhân khiến tường bị rêu mốc
Tường bị rêu mốc thường xuất hiện do một số nguyên nhân sau:
Môi trường ẩm ướt: Khu vực có khí hậu quanh năm có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu mốc trên tường.
Sự rò rỉ của hệ thống ống nước: có thể tạo ra môi trường ẩm ướt, và là nơi lý tưởng cho sự phát triển của rêu mốc.
Thi công không đúng cách: việc xây dựng nhà không đúng quy trình, sử dụng vữa hồ không đúng tỉ lệ hoặc vật liệu xây dựng kém chất lượng có thể gây ra tình trạng tường bị rêu mốc.
Tuổi tác của ngôi nhà: những ngôi nhà cũ đã sử dụng trong thời gian dài có khả năng chống thấm kém, dễ bị rêu mốc.
Thiếu sơn chống thấm: việc không sử dụng sơn chống thấm cho tường nhà là một lý do khác có thể dẫm đến tình trạng tường bị rêu mốc.
Hư hỏng của hệ thống kỹ thuật: hộp kỹ thuật, đường ống nước bị nứt vỡ hoặc rò rỉ có thể tạo điều keienj cho rêu mốc phát triển.
6 Cách xử lý tường bị rêu mốc
1. Đánh bay rêu mốc bằng chất tẩy rửa
- Bước 1: Chuẩn bị chất tẩy rửa phù hợp như nước Javen hoặc chất tẩy rêu mốc chuyên dụng.
- Bước 2: Pha loãng chất tẩy rửa theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
- Bước 3: Dùng một bàn chải mềm hoặc bông tẩy trang để thoa chất tẩy rửa lên vùng tường bị rêu mốc.
- Bước 4: Chà nhẹ nhàng về đều đặn để loại bỏ rêu mốc.
- Bước 5: Rửa sạch bề mặt tường bằng nước sạch.
2. Sử dụng dung dịch chống rêu mốc
- Bước 1: Chuẩn bị dung dịch rêu mốc có sẵn trên thị trường.
- Bước 2: Theo hướng dấn sử dụng, phun dung dịch chống rêu mốc lên bề mựt tường đã được làm sach từ trước.
- Bước 3: Đảm bảo phủ đều và đầy đủ các vùng bị rêu mốc.
- Bước 4: Để dung dịch ngấm vào tường và phòng ngừa sự phát triển của trêu mốc. Chú ý không cần rửa lại bề mặt tường sau khi phun
3. Sử dụng sơn chống thấm
- Bước 1: Chọn loại sơn chống thấm phù hợp với vật liệu tường và điều kiện môi trường.
- Bước 2: Làm sạch tường và chờ cho đến khi bề mặt hoàn toàn khô ráo.
- Bước 3: Sơn lớp sơn chống thấm lên tường theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Bước 4: Đảm bảo phủ đều và đầy đủ các khu vực có khả năng bị ẩm ướt và rêu mốc.
- Bước 5: Đợi sơn khô hoàn toàn theo thời gian được quy định trên bao bì trước khi tiếp tục các bước tiếp theo, như sơn lại lớp hoàn thiện.
4. Kiểm tra và sửa chữa hệ thống ống nước
- Bước 1: Kiểm tra kỹ hệ thống ống nước để tìm ra vị trí rò rỉ hoặc hư hỏng.
- Bước 2: Sửa chữa các vết rò rỉ bằng cách thay thế hoặc vá các phần bị hỏng.
- Bước 3: Đảm bảo rằng hệ thống ống nước hoạt động tốt và không gây ra sự ẩm ướt không cần thiết trên tường.
5. Cải thiện thông thoáng cho tường
- Bước 1: Đảm bảo không có vật liệu hoặc đồ đạc chặn khu vực thông gió của tường.
- Bước 2: Tạo các khe thông gió hoặc lỗ thoát hơi để giảm độ ẩm trong tường.
- Bước 3: Cải thiện hệ thống thoát nước cho tường. Bằng cách làm sạch và thông cống, ống thoát nước để tránh tình trạng ngập lụt hoặc tắc nghẽn.
6. Điều chỉnh độ ẩm trong phòng
- Bước 1: Sử dụng máy sấy hoặc quạt để làm khô không khí trong phòng.
- Bước 2: Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ độ ẩm và các hạt mốc trong không khí.
- Bước 3: Đảm bảo có đủ ánh sáng tự nhiên và thông gió để giảm độ ẩm trong phòng.
Lưu ý: Trước khi xử lý tường bị nấm mốc, hãy đảm bảo mặc đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, nếu tình trạng rêu mốc trên tường quá nghiêm trọng và không thể tự xử lý, thì nên tìm đến sự trợ giúp từ các chuyên gia hoặc nhà thầu chuyên xử rêu mốc và sửa chữa tường.
Cách phòng chống rêu mốc trên tường nhà
- Giữ cho tường và không gian xung quanh luôn thông thoáng. Đảm bảo có đủ lỗ thông gió và cửa sổ để cho không khí lưu thương
- Kiểm tra và sửa chữa hệ thống thoát nước
- Kiểm soát độ ẩm trong nhà
- Sử dụng vật liệu chống nấm mốc
- Dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa đều đặn để loại bỏ bụi bẩn, chất dơ.
- Kiểm tra định kỳ tường, ống nước, ống điện và cấu trúc khác trong nhà để phát hiện sớm các vết rò ri, hư hỏng hoặc nứt nẻ.
- Tránh giữ đồ dùng trong nhà quá gần tường để tạo không gian thông gió và tránh sự kín đáo của không khí.
- Có thể sử dụng các chất chống nấm mốc hoặc chất ức chế sự phát triển của nấm mốc để phòng ngừa sự hình thành và phát triển của nấm mốc trên tường.
Bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những nguyên nhân và cách xử lý tường bị rêu mốc bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn!
Để lại bình luận