Bạn đang loay hoay tìm hiểu về nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh? Đừng lo! Trong bài viết này, Chống thấm Hưng Phát sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về vấn đề này. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của thấm đột, bạn sẽ có cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng chống và xử lý một cách hiệu quả.
Nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh và nhà tắm là những công trình tiếp xúc nhiều với nước. Dù đã được thi công chống thấm từ đầu, sau một thời gian sử dụng, chúng có thể bị hao mòn và gây ra tình trạng thấm dột. Thường thì những vấn đề thấm dột trong nhà vệ sinh là do rò rỉ nước trong khu vực tường hoặc sàn nhà. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng thấm dột có thể lan rộng sang các căn phòng liền kề.
- Tấm trần nhà bị ố vàng và xuất hiện các vết nước loang lổ.
- Sơn tường nhà bong tróc và xuất hiện các vết nấm mốc đen hoặc rêu cáu.
- Sơn trên trần nhà ẩm, ướt hoặc nhão.
- Hiện tượng "trần nhà nhỏ giọt" hay sàn nhà "đổ mồ hôi".
- Trường hợp nghiêm trọng, thấm dột có thể lan ra bên ngoài, khiến tường nhà và trần nhà cũng bị thấm ngược.
- Gạch ốp lát nhà vệ sinh xuống cấp, bị rạn nứt, và có nước đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
- Mùi hôi thối là biểu hiện rõ nhất của nhà vệ sinh bị thấm dột, ngay cả khi chưa có vết nấm mốc hoặc dấu hiệu khác trên tường hay nhà vệ sinh.
Những dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm dột
Nhà vệ sinh, nhà tắm bị thấm dột là do đâu? Làm thế nào để biết tình trạng nhà vệ sinh bị thấm? Liệu sử dụng sơn chống thấm, sika, keo chống thấm cho nhà vệ sinh có hiệu quả không? Mỗi nguyên nhân thấm dột sẽ có cách xử lý khác nhau. Khi tìm được phương pháp phù hợp nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức cũng như hạn chế tối đa tình trạng bị thấm dột lại.
Để nhận biết tình trạng nhà vệ sinh bị thấm, bạn có thể chú ý đến những dấu hiệu sau:
- Sự thiếu chú trọng trong công tác chống thấm từ giai đoạn thi công: Khi xây dựng nhà vệ sinh, công tác chống thấm không được thực hiện đúng cách từ đầu.
- Sự cố trong hệ thống ống nước: Hệ thống ống nước bị nứt gãy, gây rò rỉ nước và thấm vào sàn nhà và chân tường.
- Sàn nhà bị đọng nước: Nước sinh hoạt không thoát ra kịp và tạo thành đọng nước dưới sàn. Việc tiếp xúc lâu ngày giữa nền bê tông và nước có thể làm cho lớp sơn bị bong tróc và gây thấm dột.
- Kết cấu sàn nhà vệ sinh kém chất lượng: Việc sử dụng vật liệu kém chất lượng trong quá trình xây dựng nhà vệ sinh có thể làm cho kết cấu bê tông sàn không đủ chắc chắn và sàn thép không đáng tin cậy.
- Thấm dột từ mái nhà: Nhà vệ sinh có thể bị thấm từ mái nhà. Nước mưa thấm qua kết cấu mái, lan vào trần nhà và tường nhà gây hiện tượng nhỏ giọt.
- Quá trình sử dụng lâu ngày và xuống cấp của nhà vệ sinh: Sau một thời gian dài sử dụng, nhà vệ sinh có thể xuống cấp và gặp nhiều vấn đề hơn.
Gợi ý cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả
- Sơn chống thấm nhà vệ sinh
- Chống thấm bằng màng khò nóng
- Sử dụng keo chống thấm nhà vệ sinh
- Hạn chế thấm dột nhà vệ sinh bằng Sika
Trên đây là một số nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh phổ biến mà bạn nên biết. Hoặc bạn có thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia chống thấm của chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn làm điều đó.
---------------------------------------------------
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ qua:
- Hotline: 0915.467.989 – 096.434.1515
- Website: https://chongthamhungphat.com
- Email: hungphatjsc68@gmail.com
Để lại bình luận