• Tin tức
  • Kỹ thuật thi công băng cản nước chống thấm hiệu quả
Tags
2 Cách chống thấm ban công hiệu quả băng cản nước các loại vật liệu chống thấm tường đứng Cách chống thấm lỗ thoát sàn Cách chống thấm nhà vệ sinh Cách chống thấm trần nhà cách chống thấm tường ngoài trời Cách xử lý tường bị ẩm mốc chất trám khe sika chống thấm chống thấm bể phốt chống thấm hố thang máy chống thấm nhà cao tầng chống thấm sàn nhà vệ sinh chống thấm sikatop seal 107 chống thấm tường đứng cửa hàng chống thấm sika đại lý sika đại lý sika chính hãng đại lý sika chống thấm tại hà nội đại lý sika chống thấm tại Nam Định đại lý sika tại quảng ninh dấu hiệu nhận biết tường đứng bị thấm địa chỉ mua sika chính hãng tại quảng ninh dịch vụ chống thấm gá sika có tốt không? hướng dẫn pha sơn chống thấm keo cấy thép keo cấy thép thông dụng lưới thủy tinh chống thấm lưới thủy tinh chống thấm công trình màng chống thấm nguồn gốc của vật liệu chống thấm nguyên nhân sàn bê tông bị thấm nước Nguyên nhân tường nhà bị thấm nước Phương pháp chống thấm sân thượng phương pháp chống thấm tầng hầm phương pháp thi công chống thấm bể phốt sản phẩm chống thấm sản phẩm chống thấm sika sản phẩm sika sika sika chống thấm sika construction sika việt nam sikaflex Sikatop seal 107 sơn chống thấm bể bơi sơn chống thấm bể cá Sơn chống thấm bể nước sơn chống thấm ngoài trời Thông báo thay đổi deacl sản phẩm Maxbond tìm hiểu về chống trong ngành xây dựng ưu nhược điểm của sika vật liệu chống thấm vật liệu chống thấm hiệu quả vật liệu chống thấm thẩm thấu vị trí quan trọng cần ưu tiên chống thấm xử lý nứt bê tông

Kỹ thuật thi công băng cản nước chống thấm hiệu quả

Kỹ thuật thi công băng cản nước chống thấm hiệu quả

Băng cản nước là một giải pháp chống thấm hiệu quả cho các công trình và đang được áp dựng phổ biến. Và để tìm hiểu thêm về kỹ thuật thi công băng cản nước chống thấm hiệu quả. Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Chống thấm Hưng Phát nhé!

Kỹ thuật thi công băng cản nước chống thấm hiệu quả

Bước 1: Định vị băng cản nước vào ván khuôn

Đối với băng cản nước dạng chữ V: băng cản nước được giữ chặt giữa ván khuôn. Một nửa của băng sẽ nhô ra ngoài, nửa còn lại sẽ bị đổ bê tông

Đối với băng cản nước dạng chữ O: bạn sử dụng ván khuôn hai phần tách ra. Phần chữ O sẽ không được lấp vào bê tông khi thi công băng cản nước cho khe co giãn

Bước 2: Gắn băng cản nước vào cốt thép

Bạn có thể sử dụng dây thép hoặc dây kim loại để có định các lỗ nhỏ ở trên băng cản nước vào khung cốt thép. Mục đích khi thực hiện công việc này là để cho băng cản nước không bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông diễn ra. Mỗi một mét băng cản nước sẽ có 3 điểm cố định.

Gắn băng cản nước vào cốt thép

Bước 3: Tiến hành đổ bê tông giai đoạn 1

Trong lần đổ bê tông đầu tiên này, bạn cần chú ý là chỉ đổ bê tông ngậm một nửa chiều rộng của băng cản nước mà thôi. Nhưng hãy chắc chắn rằng bê tông được đổ đều cả hai mặt. Nếu bê tông giữa hai bên không đồng đều sẽ tạo áp lực lên băng cản nước và khiến cho phần mép của nó bị gập lại.

Một điều cần thực hiện trong bước này là bạn cần đầm kỹ bê tông để tránh bị rỗ tổ ong. Đặc biệt là bê tông không được quá dẻo hay quá cứng cùng độ sệt vừa phải. Cỡ hạt cốt liệu thành phần cũng cần thích hợp.

Bước 4: Tiến hành đổ bê tông giai đoạn 2

Việc đổ bê tông trong giai đoạn này cũng được thực hiện giống như khi tiến hành đổ bê tông ở lần 1. Tuy nhiên, trong lần này cần lưu ý một vài điểm sau:

- Tại các điểm dưng cần kiểm tra kỹ càng để tránh bê tông không bị rỗ ở bên trong. Nếu phát hiện thấy cần phải khắc phục ngay lập tức

- Làm sạch bề mặt của băng cản nước trước khi đổ, tránh để bê tông ở lần một bám dính trên đó

- Cần tháo dỡ khuôn xung quanh băng cản nước một cách thận trọng

Bước 5: Hàn nối hai đầu của băng cản nước

Có hai cách hàn mối nối của băng cản nước, bạn có thể lựa chọn cách phù hợp nhất tùy theo công trình:

Hàn nối hai đầu băng cản nước

- Hàn đối đầu: làm nóng đồng thời hai đầu của mối hàn bằng dao điện. Bạn đợi đến khi lớp băng cản nóng chảy thì lấy dao ra. Sau đó bạn ép chặt hai đầu của mối nói vào với nhau, giữ chúng cho đến khi nguội và dính chặt vào nhau là được.

- Hàn chồng mép: 

+ Cắt vuông cạnh nối và đặt chúng trên một mặt phẳng

+ Chờ dao điện nóng chảy, sau đó đưa vào hai cạnh mối nối va ép chặt mặt dao và chờ trong khoảng 60 giây (2 mặt chảy 5mm mỗi bên)

+ Rút dao ra và ép chặt hai cạnh, chờ khoangr 3 phút để vết hàn nguội đi là được

Một số lưu ý khi thi công băng cản nước

- Băng cản nước chỉ đạt hiệu quả khi 2 mặt của nó áp sát và ngập sâu trong bê tông. Nếu không thì sẽ không phát huy được hiệu quả chống thấm

- Cần kiểm tra kỹ để tránh băng cản nước bị gãy, gập hay di chuyển trong quá trình đổ bê tông

- Đảm bảo mối hàn đúng kỹ thuật, độ kết nối đủ chặt để tránh bị hở hoặc tách rời

- Sử dụng cốt pha để dễ dàng thi công

- Không làm bê tông cao quá 4m sẽ khiến bê tông bị rỗ mặt ngoài

Trên đây là kỹ thuật thi công băng cản nước chống thấm mà Chống thấm Hưng Phát muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn chống thấm coogn trình hiệu quả hơn. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau. 

Để lại bình luận

0964341515
Về đầu trang