Một ngôi nhà vệ sinh khô ráo và không bị thấm là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thoải mái và vệ sinh cho gia đình bạn. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khó nóng. Với những bước thực hiện dưới đây, bạn có thể áp dụng một cách dễ dàng và đạt kết quả tốt nhất.
Các bước thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Bước 1: Vệ sinh sàn nhà vệ sinh
Để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất, quy trình thi công chống thấm bằng màng khò nóng yêu cầu việc vệ sinh sàn nhà vệ sinh một cách cẩn thận. Việc này ảnh hưởng đến khả năng bám dính của màng khò nóng và giúp đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất. Bề mặt cần được làm sạch, loại bỏ bụi bẩn và đảm bảo khô thoáng. Nếu có vết nứt hoặc bề mặt gồ ghề, cần xử lý trước khi thi công chống thấm.
Bước 2: Sơn lót cho bề mặt nhà vệ sinh
Sơn một lớp lót Primer gốc Bitum lên bề mặt đã được vệ sinh trước đó. Lớp sơn lót giúp tăng độ kết dính giữa bề mặt sàn nhà vệ sinh và màng chống thấm. Việc này rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả chống thấm của màng khò nóng. Sau khi sơn lớp sơn lót, cần chờ ít nhất 60 phút để sơn khô trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
Bước 3: Thi công màng khò nóng chống thấm nhà vệ sinh
Trước khi thi công, màng chống thấm nên được cắt thành các mảnh phù hợp với các vị trí cần chống thấm. Cần đảm bảo các mảnh màng chồng lên nhau từ 50-60mm và cắt cao hơn khoảng 2 - 2.5 cm tại các chân tường. Cần sử dụng các mảng gia cố cho các khu vực như góc tường, ống thoát nước, hộp kỹ thuật, v.v.
Tiến hành thi công màng chống thấm bằng cách sử dụng khò để làm chảy màng từ từ. Cần lưu ý khi sử dụng khò để tránh làm màng bị thủng do khò quá nhiệt. Đặt màng khò nóng vào các vị trí cần chống thấm và dán chúng. Đảm bảo bề mặt khò được đặt xuống dưới. Sử dụng khò để làm nóng bề mặt và màng chống thấm, giúp kết dính chặt chẽ giữa bề mặt và vật liệu chống thấm. Dán từ từ và cẩn thận từng vị trí thi công, tránh bỏ sót bất kỳ vị trí nào.
Bước 4: Chồng mép và hàn kín màng chống thấm
Tại các điểm tiếp giáp của màng chống thấm, chồng lên và sử dụng khò để làm nóng chảy. Sử dụng công cụ bay để làm thẳng và kết nối các điểm lại với nhau. Đối với các vị trí có bề mặt dốc, thi công chống thấm từ các điểm thấm lên cao.
Cần gia cố thêm các vị trí quan trọng như khe hở và góc tường. Đây là những điểm có độ kết nối yếu, do đó cần chú trọng trong quá trình thi công. Nếu có những vị trí mà màng chống thấm không kết dính chặt vào bề mặt, cần tháo ra và thi công lại. Tránh việc để các vị trí không được kín và xử lý các vị trí chưa dính bằng cách sử dụng khò nhiệt từ phía trên, để tránh hiện tượng co rút của màng chống thấm nhà vệ sinh.
Sau khi hoàn tất, tiến hành trát một lớp xi măng lên để bảo vệ bề mặt chống thấm. Cuối cùng, lát gạch nhà vệ sinh để hoàn thành quy trình chống thấm.
Bước 5: Kiểm tra và nghiệm thu hiệu quả chống thấm
Để kiểm tra hiệu quả chống thấm của màng khò nóng, tiến hành đổ nước lên toàn bộ bề mặt thi công chống thấm. Đảm bảo rằng không có bất kỳ vị trí nào bị thấm nước.
Một số lưu ý khi thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
- Hãy chú ý bảo vệ màng chống thấm trong quá trình vận chuyển để tránh việc màng bị rách hay hư hỏng.
- Thực hiện thi công và hoàn thiện màng chống thấm một cách nhanh chóng. Không để màng quá lâu, vì điều này có thể dẫn đến việc bong tróc khỏi bề mặt dán.
- Đảm bảo các vị trí quan trọng như; chân tường, góc tường,… được hàn kín một cách chắc chắn, không có kẽ hở gây ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm của nhà vệ sinh.
- Trong trường hợp màng chống thấm bị bong rộp, nên chọc thủng để giải phóng khí. Sau đó, tiến hành thi công lớp màng chống thấm mới để thay thế.
- Hạn chế di chuyển màng chống thấm sau khi dán một cách quá mức, để tránh làm giảm độ kết dính và tạo ra không gian không khí giữa màng và bề mặt thi công.
Bài viết trên, Chống thấm Hưng Phát đã chia sẻ toàn bộ quá trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng. Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua Website: chongthamhungphat.com hoặc Hotline: 096.434.1515 để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ chống thấm.
Để lại bình luận