Trong quá trình xây dựng và bảo vệ công trình, việc chống thấm là một yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự an toàn và bền vững. Với nhiều phương pháp chống thấm hiện đại, màng khò chống thấm đã trở thành lựa chọn hàng đầu của rất nhiều chủ đầu tư. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình thi công màng khò chống thấm và áp dụng chúng vào công trình của mình, thì chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn qua 6 bước cơ bản dưới đây.
Màng khò chống thấm là gì?
Màng khò chống thấm hay còn gọi là màng Bitum, là vật liệu chống thấm đặc biệt được sản xuất từ hợp chất Polymer APP và Bitum giàu. Thường kết hợp với các phụ gia khác để có được độ mềm, dẻo, khả năng chống thấm nước và dễ tan ở nhiệt độ cao. Để tăng cường tính bền và độ dẻo, màng khò nóng được gia cố bằng lưới polyester ở lớp bên trong.
6 bước thi công màng khò chống thấm
Nguyên tắc thi công màng khò chống thấm là đảm bảo bề mặt phải phẳng, khô, trước khi áp dụng. Tuy nhiên, để kết dính tốt với bề mặt bê tông, cần phải quét lớp nhũ Bitum và khò để nhựa bitum lỏng bếm đều lên bề mặt sàn rồi lăn. Nhằm tạo bề mặt phẳng, không bị nhốt bọt khí. Cuối cùng là trát xi măng cát để bảo vệ lớp. Dưới đây là 6 bước thi công cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công màng khò chống thấm
- Đầu tiên, cần đảm bảo bề mặt được làm sạch hoàn toàn bằng cách loại bỏ cát, bụi, đá, dầu mỡ và các lớp vảy bê tông bằng chổi, cọ hoặc máy thổi cầm tay.
- Bề mặt chống thấm cần được làm tương đối bằng phẳng, và các phần lõm cần được đục bỏ và trám vá lại.
- Sau đó, bề mặt bê tông cần được phơi khô tự nhiên hoặc sử dụng dụng cụ thổi nếu cần thiết.
Bước 2: Đo và cắt màng khò
Sau khi vệ sinh bề mặt sạch sẽ, tiến hành đo kích thước của kết cấu và cắt màng khò chống thấm phù hợp với bề mặt. Chú ý:
- Đảm bảo các mép nồi cắt cần chống lấn lên nhau từ 50-60mm.
- Tại các chân tường xung quanh khu vực chống thấm, cần cắt và dán màng lên cao khoảng 200-250mm.
- Các khu vực yếu cần được gia cố bằng các miếng màng chống thấm thêm.
Bước 3: Sơn lót bề mặt trong quá trình thi công màng khò chống thấm
- Trước khi dán màng, thực hiện quét một lớp mỏng sơn lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn để tăng cường độ bám dính cho tấm màng.
- Quá trình sơn lót nên được tiến hành sau khi đo và cắt màng để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình đo và cắt.
Bước 4: Khò màng chống thấm lên bề mặt thi công
- Sử dụng đèn khò để khò phần dưới tấm màng cho đến khi bề mặt bitum có độ nóng và trở nên mềm. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm để tránh khò quá nhiệt, gây nóng chảy và thủng rách màng.
- Đặt các tấm màng vào vị trí cần chống thấm và kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Đảm bảo bề mặt khò của màng phải được úp xuống dưới.
- Tiếp theo, sử dụng đèn khò để khò nóng bề mặt bê tông và bề mặt màng cần chống thấm, làm cho chất bitum tan chảy và dính vào bề mặt kết cấu đã được vệ sinh.
- Thực hiện thi công từ vị trí thấp và di chuyển lên hướng cao dần (nếu bề mặt có độ dốc).
- Điều chỉnh lửa của đèn khò sao cho phù hợp, tránh sử dụng lửa quá lớn và lâu ở khu vực gần đường ống, đường điện, hộp kỹ thuật...
Bước 5: Chồng mép, hàn kín, gia cường tấm màng
- Tại các vị trí chồng lớp màng, sử dụng đèn khò để đốt nóng và chảy mép màng, sau đó sử dụng bay thi công miết mạng để làm kín phần tiếp giáp.
- Các vị trí yếu như khe co giãn, góc tường, cổ ống cần được hàn gia cường bằng nhiều lớp màng. Thao tác này cần được thực hiện cẩn thận vì nó có tác động lớn đến chất lượng bám dính và tuổi thọ của công trình.
Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu
- Sau khi hoàn thiện thi công, cần kiểm tra bằng cách quay phần chống thấm lại. Bơm nước vào trong khu vực trong vòng 24 giờ để đảm bảo không có hiện tượng thấm.
- Sau khi đảm bảo công trình chống thấm đã hoàn thành, ngay lập tức thực hiện lớp phủ bảo vệ để tránh màng bị rách, hỏng khi di chuyển, đặt vật liệu, thiết bị lên...
- Cuối cùng, bàn giao công trình cho chủ đầu tư sau khi hoàn thiện thi công màng khò chống thấm.
Với 6 bước thi công màng khò chống thấm chi tiết mà Chống thấm Hưng Phát đã hướng dẫn, bạn có thể tự tin xây dựng một công trình chống thấm bền vững và đáng tin cậy. Quy trình này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp kéo dài tuổi thọ và giá trị của công trình.
Để lại bình luận