• Tin tức
  • Hướng dẫn cách sử dụng keo cấy thép chi tiết nhất
Tags
2 Cách chống thấm ban công hiệu quả băng cản nước các loại vật liệu chống thấm tường đứng Cách chống thấm lỗ thoát sàn Cách chống thấm nhà vệ sinh Cách chống thấm trần nhà cách chống thấm tường ngoài trời Cách xử lý tường bị ẩm mốc chất trám khe sika chống thấm chống thấm bể phốt chống thấm hố thang máy chống thấm nhà cao tầng chống thấm sàn nhà vệ sinh chống thấm sikatop seal 107 chống thấm tường đứng cửa hàng chống thấm sika đại lý sika đại lý sika chính hãng đại lý sika chống thấm tại hà nội đại lý sika chống thấm tại Nam Định đại lý sika tại quảng ninh dấu hiệu nhận biết tường đứng bị thấm địa chỉ mua sika chính hãng tại quảng ninh dịch vụ chống thấm gá sika có tốt không? hướng dẫn pha sơn chống thấm keo cấy thép keo cấy thép thông dụng lưới thủy tinh chống thấm lưới thủy tinh chống thấm công trình màng chống thấm nguồn gốc của vật liệu chống thấm nguyên nhân sàn bê tông bị thấm nước Nguyên nhân tường nhà bị thấm nước Phương pháp chống thấm sân thượng phương pháp chống thấm tầng hầm phương pháp thi công chống thấm bể phốt sản phẩm chống thấm sản phẩm chống thấm sika sản phẩm sika sika sika chống thấm sika construction sika việt nam sikaflex Sikatop seal 107 sơn chống thấm bể bơi sơn chống thấm bể cá Sơn chống thấm bể nước sơn chống thấm ngoài trời Thông báo thay đổi deacl sản phẩm Maxbond tìm hiểu về chống trong ngành xây dựng ưu nhược điểm của sika vật liệu chống thấm vật liệu chống thấm hiệu quả vật liệu chống thấm thẩm thấu vị trí quan trọng cần ưu tiên chống thấm xử lý nứt bê tông

Hướng dẫn cách sử dụng keo cấy thép chi tiết nhất

Hướng dẫn cách sử dụng keo cấy thép chi tiết nhất

Trong quá trình thi công, đôi khi phải thay đổi về thiết kế, kết cấu của công trình. Chúng tác động trực tiếp vào các kết cấu thép, bê tông. Và từ đó, khoan cấy thép đã ra đời.

Tuy nhiên, quá để có thể khoan cấy thép thành công thì cần đến keo cấy thép. Vậy bạn đã biết cách sử dụng nó hay chưa? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn sử dụng keo cấy thép một cách chi tiết nhất.

Khi nào cần sử dụng khoan cấy thép trong một công trinh xây dựng?

- Phục vụ cho công tác cải tạo, sửa chữa công trình cũ: thêm dầm, cột, cơi nới sàn nhà, mở rộng cho cầu thang,... Nói chung là những trường hợp cần tăng  kết cấu cải tạo những công trình cũ thì biện pháp khoan cấy thép bắt buộc phải áp dụng.

- Các liên kết mới của đài móng, dầm móng, sàn tầng hầm, tường vây barrett trong trường hợp thép chờ trước bị sai lệch, bị thiếu,...

- Liên kết  giữa cốt thép của cấu kiện đã hoàn thiện với cốt thép khi mới thi công không thể thi công toàn khối, liên kết giàn giáo, cốt pha,...

- Dùng để xử lý các rủi ro trong quá trình thi công như thép bị gãy, thép để chờ không đúng vị trí hoặc những vị trí thép chờ không thể đặt trước trong quá trình thi công.

- Liên kết kết cấu thép, khung xương nhôm kính với khung cốt thép trong hạng mục hoàn thiện: máng nước, vách nhôm kính, thang thép,...

Hướng dẫn cách sử dụng keo cấy thép chi tiết nhất

Hiện nay, nhiều công nghệ khoan cấy thép rất phát triển với nhiều phương án khác nhau. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn đánh giá của các chủ công trình đã thi công, phương án sử dụng keo cấy thép Ramset Epcon G5 vẫn là sự lựa chọn phổ biến và hiệu quả nhất. 

Quy trình sử dụng keo cấy thép Ramset Epcon G5

Quy trình sử dụng keo cấy thép Ramset Epcon G5 tại công trình:

Bước 1: Tiến hành khoan tạo lỗ với đường kính va chiều sâu theo yêu cầu hồ sơ kỹ thuật.

Thông thường mà nói, đường kính của đường khoan sẽ được tính như sau:

Đường kính của lỗ khoan = đường kính cốt thép + a

Trong đó: 

- a = 4 khi đường kính thép <20

- a = 5 khi đường kính cốt thép 20<a<22

- a = 8 khi đường kính của cốt thép >22

Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan

Sau khi tiến hành khoan theo đúng với yêu cầu kỹ thuật thì bạn cần tiến hành vệ sinh lỗ khoan bằng máy thổi bụi. Bạn hãy đảm bảo rằng bề mặt của lỗ khoan không chứa bụi bẩn hay các loại hóa chất khác.

Bước 3: Mở lọ keo Ramset Epcon G5 và lắp nó vào súng bắn keo. Lời khuyên của Chống thấm Hưng Phát dành cho bạn là nên lựa chọn sung bắn keo cùng loại với keo cấy thép để có thể đạt hiệu quả tối đa.

Bước 4: Bạn xả ra ngoài lọ keo khoảng 15ml để các thành phần trong hộp keo được hòa trộn vào với nhau. Khi sử dụng, bạn thấy chất mày xám chảy ra là được.

Bước 5: Bơm hóa chất khoan cấy thép vào đáy của lỗ khoan. Căn cứ theo lỗ khoan của bạn mà lượng hóa chất có thể chiếm từ 1/2 cho đến 2/3 của lỗ khoan. Việc này cần một sự tính toán chính xác để khi đưa thép mới vào trong lỗ khoan chứa đầy keo là đảm bảo yêu cầu.

Thời gian chờ keo khô tránh các tác động lên thép

Bước 6: Bạn từ từ đưa thanh thép vào tận cùng của lỗ khoan. Tốt nhất là nên thực hiện theo hình xoắn ốc để đảm bảo khi thép vào đáy lỗ khoan thì hóa chất cũng tràn đầy trên bề mặt. Nếu bạn không thấy hóa chất tràn ra thì cần rút thanh thép ra ngay và thực hiện bơm hóa chất như bước 5 rồi mới tiếp tục cấy thép.

Bước 7: Chờ hóa chất khô hẳn theo yêu cầu từ nhà sản xuất và điều kiện thực tế phát sinh từ công trình. Khi liên kết đạt cường độ theo yêu cầu thì mới tiến hành thi công các hạng mục khác. Không nên vội vàng mà khiến công trình không an toàn.

Một số lưu ý trong quá trình khoan cấy thép

- Nếu ghép dầm hoặc ghép cột thì nên đục nhám bề mặt bê tông trước khi thi công. Nếu là góc cạnh thì cần đục tỉa hở thép để biết vị trí cần khoan

- Các lỗ khoan thường lớn hơn 3 - 5mm đường kính thép cần cấy vào

- Thời gian khô cứng của keo kéo dài từ 2 - 6 giờ, trong khoang thời gian này bạn không nên tác động lên cây thép đã bôi keo và cắm vào lỗ khoan. 

Trên đây Chống thấm Hưng Phát đã hướng dẫn bạn cách sử dụng keo cấy thép chi tiết nhất và có thể áp dụng trong mọi công trình cải tạo nhà cửa hay xây dựng. Nếu bạn có nhu cầu với keo cấy thép hãy liên hệ với chúng tôi để được báo giá. 

Để lại bình luận

0964341515
Về đầu trang