Nhà vệ sinh là môi trường rất ẩm ướt do thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn nước hàng ngày. Vì vậy việc chống thấm sàn nhà vệ sinh nên cần được chú ý để đảm bảo cho công trình được bền lâu.
Trong bài viết sau, Chống thấm Hưng Phát sẽ chia sẻ với các bạn cách xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh.
Các khu vực cần kiểm tra để đảm bảo quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh hiệu quả
Trước khi tiến hành chống thấm sàn nhà vệ sinh, bạn cần phải kiểm tra các khu vực sau đây để hiệu quả chống thấm được cao nhất:
Cống thoát nước
Đây là một trong những vị trí dễ thấm dột nhất trong nhà tắm. Trong quá trình thi công, nếu miệng cống không được xử lý tốt thì lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng tách lớp, co ngót dẫn đến thấm nước.
Hệ thống ống nước
Nếu như hệ thống ống nước bi rò rỉ, nứt vỡ sẽ làm cho nước lọt qua các khe nứt này. Từ đó, nước sẽ thấm vào tường và sàn nhà dẫn đến tình trạng thấm dột, hư hỏng công trình.
Sàn nhà vệ sinh
Hầu hết nhà vệ sinh hiện nay đều ốp gạch sàn nhưng nếu gạch không đươc ốp kín thì nước sẽ thoát nhanh và gây ra tình trạng đọng nước, gây thấm dột..
Các phương pháp chống thấm sàn nhà vệ sinh hiệu quả
Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn nhà vệ sinh. Việc này nhằm đảm bảo bề mặt sạch sẽ, không bị bám dầu mỡ hay bụi bẩn,... Những vị trí lồi lõm cần đục bỏ và trát lại bằng vữa pha trộn phụ gia.
Bước 2: Làm nóng bề mặt sàn bằng đèn khò khí ga.
Bước 3: Phết lớp lót gốc bitum lên bề mặt sàn nhà vệ sinh.
Bước 4: Dùng máy khò nóng làm nóng bề mặt tấm trải để nhựa bitum chảy lỏng đều và dính xuống mặt sàn. Đốt nhựa bitum chảy lỏng đến đâu thì lăn màng đến đó.
Bước 5: Tại những vị trí cổ ống cần dán kỹ để tránh nước thấm vào cổ ống. Tốt nhất bạn nên sử dụng thanh trương nở để quấn xung quanh tránh hiện tượng bị nước rò rỉ ra.
Bước 6: Tại các chân tường thì bạn nên dán lên cao lên khoảng 15 – 20 cm. Điều này để đảm bảo cho vị trí tiếp xúc giữa sàn và chân tường được khít, không còn kẽ hở gây thấm dột.
Bước 7: Cuối cùng tiến hành trát lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ lớp màng chống thấm.
Màng khò nóng có khả năng chống nước tuyệt vời
Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika Latex
Sika là một lựa chọn tối ưu để chống thấm nhà vệ sinh nhờ các ưu điểm: chống thấm tốt, dễ thao tác và có độ bền cao.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn nhà vệ sinh
Bước 2: Trộn hỗn hợp hồ dầu giữa Sika Latex, xi măng và nước theo tỷ lệ quy định để tạo liên kết rồi đổ vữa không ngót làm từ hỗn hợp SikaGrout 214 - 11 và nước.
Bước 3: Tráng hỗn hợp vữa và Sika Latex để bo góc chân tường và sàn bê tông. Việc này giúp thuận tiện cho việc thi công chống thấm bằng lưới gia cường.
Bước 4: Tráng lớp lót pha bằng hỗn hợp nước, xi măng, Sika Latex theo tỷ lệ chuẩn. Chú ý: thi công chân tường 20cm đến 40cm tùy cao độ sàn.
Bước 5: Tráng 3 lớp Sika Membrane để chống thấm sàn nhà vệ sinh.
Bước 6: Nghiệm thu.
Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika Latex
Trên đây là Cách xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh hiệu quả. Hy vong qua bài viết bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để khắc phục tối ưu tình trạng này.
Để lại bình luận